Ba Lăng Hạo Giám

Thiền sư
ba lăng hạo giám
巴陵顥鋻
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Tông pháiThiền tông
Lưu pháiVân Môn tông
Sư phụVân Môn Văn Yển
Thông tin cá nhân
Sinh
Nơi sinhTriều Tiên
Giới tínhnam
 Cổng thông tin Phật giáo
[sửa trên Wikidata]x • t • s
Một phần của loạt bài về
Thiền sư Trung Quốc
Ensō
  • Pháp Dung
  • Trí Nham, Tuệ Phương
  • Pháp Trì , Trí Oai
  • Huệ Trung, Huyền Tố
  • Duy Tắc, Đạo Khâm
  • Hội Trí, Ô Khòa
  • Hội Thông
  • Văn Yển
  • Trừng Viễn, Nhân Úc
  • Đạo Thâm, Thủ Sơ
  • Duyên Mật, Sư Khoan, Hạo Giám
  • Quang Tộ, Huệ Viễn, Phong Tường
  • Lương Nhã, Ứng Chân, Sư Giới
  • Trọng Hiển, Thiện Tiêm
  • Thừa Cổ, Hiểu Thông, Hoài Trừng
  • Nghĩa Hoài, Thảo Đường, Truyền Tông
  • Liễu Nguyên, Khế Tung, Giám Thiều
  • Tông Bản, Pháp Tú
  • Trọng Nguyên, Ứng Phu, Pháp Anh
  • Sùng Tín, Thiện Bản, Thanh Mãn
  • Duy Bạch, Tông Vĩnh, Tông Trách
  • Hoài Thâm, Tự Như
  • Tư Huệ, Tông Diễn
  • Huệ Quang, Văn Tuệ, Đạo Xương
  • Nguyên Diệu, Lương Khánh, Chính Thụ
  • Thâm Tịnh
Thiền sư ni
Không rõ tông phái
Cư sĩ Thiền Tông
 Cổng thông tin Phật giáo
  • x
  • t
  • s

Ba Lăng Hạo Giám (zh. bālíng hàojiàn 巴陵顥鋻, ja. haryō kōkan), thế kỷ thứ 10, là Thiền sư Trung Quốc, môn đệ của Thiền sư Vân Môn Văn Yển.[1]

Sử sách không lưu lại nhiều tài liệu về Sư, chỉ biết là sư thường Hành cước, không lưu lại lâu dài nơi Vân Môn và cũng chưa được thầy ấn chứng nơi đây. Sau khi rời Vân Môn chu du, sư chẳng gửi thư từ gì, chỉ dâng lên ba chuyển ngữ cho sư phụ, đó là:

  1. Thế nào là Đạo? – "Người mắt sáng rơi giếng (zh. 明眼人落井)";
  2. Thế nào là Xuy mao kiếm (zh. 吹毛劍, là thanh kiếm cực bén, chỉ cần thổi sợi lông qua liền đứt)? – "Cành san hô chống đến trăng" (zh. 珊瑚枝枝撐著月);
  3. Thế nào là tông Đề-bà (Thánh Thiên)? – "Trong chén bạc đựng tuyết (zh. 銀椀裏盛雪)."[1]

Vân Môn đọc qua liền ấn chứng qua thư từ và hơn nữa, rất hài lòng với ba chuyển ngữ này, căn dặn môn đệ đến ngày kị chẳng cần làm gì, chỉ dâng ba chuyển ngữ này là đủ.[1]

Khác với những câu trả lời ngắn gọn của Vân Môn (Nhất tự quan), sư thường sử dụng văn vần để trả lời những câu hỏi của thiền khách. Vì vậy sư cũng mang biệt hiệu "Giám đa khẩu."[1]

Không biết sư tịch lúc nào, nơi nào.[1]

Chú thích

  1. ^ a b c d e “TU DIEN PHAT HOC”. www.rongmotamhon.net. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2023.

Nguồn tham khảo

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
Hình tượng sơ khai Bài viết các tu sĩ, danh tăng Phật giáo trong lịch sử Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s