Đội bóng đá Tổng cục Đường sắt

Đội bóng đá Tổng cục Đường sắt
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Tổng cục Đường sắt
Tên ngắn gọnTổng cục Đường sắt
Thành lập1956
Giải thể2000
Sân vận độngHàng Đẫy
Sức chứa22.500

Đội bóng đá Tổng cục Đường sắt, hay đội Đường sắt Việt Nam, là một đội bóng đá bán chuyên nghiệp nổi tiếng tại Việt Nam từ năm 1956 đến khi bị giải thể vào năm 2000. Đội bóng được đặt dưới sự chủ quản của Tổng cục Đường sắt Việt Nam và có tổng hành dinh tại Hà Nội, từng đoạt chức vô định Quốc gia lần đầu tiên tại Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ I 1980. Nhiều tuyển thủ của đội hiện đang là huấn luyện viên bóng đá nổi tiếng tại Việt Nam như Lê Thụy Hải, Mai Đức Chung, Lê Khắc Chính...

Quá trình thi đấu

Đội bóng đá Tổng cục Đường sắt được thành lập vào năm 1956, là một trong những đội bóng được thành lập đầu tiên của miền Bắc nói chung và của Hà Nội nói riêng. Trong suốt thời gian chiến tranh, đội đã trở thành một cái tên lừng danh, chỉ xếp sau đội Thể Công về thành tích và mức độ hâm mộ của khán giả.

Ngày 7 tháng 11 năm 1976, đội với tư cách đội bóng hàng đầu đại diện cho miền Bắc Việt Nam, đã có trận thi đấu lịch sử với đội bóng hàng đầu đại diện cho miền Nam Việt Nam bấy giờ là Công nhân Cảng Sài Gòn[1].

Năm 1980, đội trở thành đội bóng đầu tiên đoạt chức vô địch Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ I. Trong giải này, đội bóng mạnh nhất Việt Nam bấy giờ là CLB Quân đội xin rút không thi đấu.

Tại mùa bóng 1985, đội thi đấu không thành công, xếp cuối cùng trong vòng chung kết ngược, phải xuống thi đấu ở hạng A2.

Năm 1989, Tổng cục Đường sắt giải thể, chuyển thành một Doanh nghiệp Nhà nước với tên là Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, hoạt động trên nguyên tắc thị trường mở. Đội bóng cũng được đổi tên thành Đội bóng đá Đường sắt Việt Nam, tuy nhiên các khán giả vẫn quen gọi là đội bóng Tổng cục Đường sắt.

Giải thể

Trong thời kỳ kinh tế thị trường, đội bóng gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì. Đầu năm 2000, phiên hiệu Đội bóng đá Đường sắt Việt Nam bị giải thể, toàn đội được chuyển sang cho Ngân hàng Á Châu quản lý dưới tên gọi mới Câu lạc bộ Bóng đá ACB.

Chú thích

  1. ^ “Hồi ức về trận cầu lịch sử”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2011.

Xem thêm

Liên kết ngoài

  • Hồi ức về trận cầu lịch sử Lưu trữ 2011-03-15 tại Wayback Machine
Hình tượng sơ khai Bài viết thành phố Hà Nội này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Đội tuyển quốc gia
Nam
Nữ
Giải đấu quốc gia
Nam
Nữ
Cúp quốc gia
Nam
Nữ
  • Cúp Quốc gia
Giải đấu giao hữu
Giải thưởng
Kình địch
Câu lạc bộ
Đội tuyển quốc gia
Lịch sử
  • x
  • t
  • s
Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam
Các câu lạc bộ
mùa giải 2023–24
Mùa giải
Giải đấu
Số liệu thống kê
và giải thưởng
Giải đấu liên kết
Trận đấu đáng nhớ
Nhạc hiệu
  • Thể loại Thể loại
  • Trang web chính thức
  • x
  • t
  • s
Các câu lạc bộ bóng đá cũ Việt Nam
Giải thể trước năm 2000
Ngôi sao Gia Định (1954)Cảng Hải Phòng (1991)Điện Hải Phòng (1993)Dệt Nam Định (1993)Công an Thanh Hóa (1994)Công an Hà Bắc (1996)Cao su Bình Long (1997)Hải Hưng (1997)Công nhân Xây dựng Hà Nội (?)Công nhân Xây dựng Hải Phòng (?)Sở Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (?)Công an Quảng Nam – Đà Nẵng (?)Gò Dầu (?)Việt Trì (?)
Giải thể sau năm 2000
Tổng cục Đường sắt (2000)Thanh niên Hà Nội (2002)Công an TP Hồ Chí Minh (2002)Hải Quan (2002)Hàng không Việt Nam (2003)Ngân hàng Đông Á (2005)Quân khu 9 (2006)Quân khu 4 (2009)Hòa Phát Hà Nội (2011)Quân khu 7 (2011)Hà Nội 2012 (2012)Navibank Sài Gòn (2012)Ninh Thuận (2012)XMXT Sài Gòn (2013)Kiên Giang (2013)T&T Baoercheng (2014)An Giang (2014, 2021)Mancons Sài Gòn (2018)Cà Mau (2018)Hoàng Sang (2019)Triệu Minh (2021)Than Quảng Ninh (2021)Kon Tum (2022)Công An Nhân Dân (2022)Sài Gòn (2023)Bình Thuận (2023)Gia Định (2024)Gama Vĩnh Phúc (2024)Trẻ Quảng Nam (2024)
Đã đổi tên
Đã tái lập
Trẻ SHB Đà Nẵng (2018)Công an Hà Nội (2022)