Đế quốc Shunga

Đế chế Shunga
Tên bản ngữ
  • Đế chế Shunga
185 TCN–73 TCN
[[File:South Asia Lỗi Lua trong Mô_đun:Location_map/multi tại dòng 27: Không tìm thấy trang định rõ bản đồ định vị. "Mô đun:Location map/data/South Asia", "Bản mẫu:Bản đồ định vị South Asia", và "Bản mẫu:Location map South Asia" đều không tồn tại.|frameless|upright=1.15|
Territory of the Shungas k. 150 BCE.[1]
]]
Territory of the Shungas k. 150 BCE.[1]
Thủ đô
  • Pataliputra
  • Vidisha
Ngôn ngữ thông dụng
  • Sanskrit
Tôn giáo chính
  • Hinduism
Chính trị
Chính phủMonarchy
Hoàng đế 
• k. 185 – k. 151 BCE
Pushyamitra (first)
• k. 151–141 BCE
Agnimitra
• k. 83–73 BCE
Devabhuti (last)
Lịch sử
Thời kỳẤn Độ cổ đại
• Vụ ám sát Brihadratha bởi Pushyamitra Shunga
185 TCN
• Vụ ám sát Devabhuti bởi Vasudeva Kanva
73 TCN
Hiện nay là một phần của

Triều đại Shunga (IAST: Śuṅga) là triều đại thứ 7 của Magadha và kiểm soát hầu hết phía Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ từ khoảng năm 185 đến 73 trước Công nguyên. Vương triều được thành lập bởi Pushyamitra Shunga, sau khi giành lấy ngai vàng của Magadha từ tay Đế quốc Maurya. Kinh đô của Đế quốc Shunga là Pataliputra, nhưng các hoàng đế sau này như Bhagabhadra cũng cai trị tại Besnagar (Vidisha hiện đại) ở phía Đông Malwa.[2]

Pushyamitra cai trị trong 36 năm và được kế vị bởi con trai ông là Agnimitra. Có mười người cai trị Shunga. Tuy nhiên, sau cái chết của Agnimitra, vị vua thứ 2 của triều đại, đế chế nhanh chóng tan rã:[3] các chữ khắc và tiền xu cho thấy rằng phần lớn miền Bắc và miền Trung Ấn Độ bao gồm các vương quốc nhỏ và các thành bang độc lập với bất kỳ quyền bá chủ nào của Shunga.[4] Triều đại này nổi tiếng với nhiều cuộc chiến tranh với cả thế lực nước ngoài và bản địa. Họ đã chiến đấu với Kalinga, triều đại Satavahana, Vương quốc Ấn-Hy Lạp và có thể cả Pañcāla và triều đại Mitras (Mathura).

Nghệ thuật, giáo dục, triết học và các hình thức học tập khác nở rộ trong thời kỳ này, bao gồm các tượng nhỏ bằng đất nung, các tác phẩm điêu khắc bằng đá lớn hơn và các di tích kiến trúc như phù đồ ở Bharhut và Đại phù đồ nổi tiếng ở Sanchi. Những người cai trị Shunga đã giúp thiết lập truyền thống tài trợ của hoàng gia cho việc học tập và nghệ thuật. Chữ viết được đế quốc sử dụng là một biến thể của chữ Brahmi và được dùng để viết tiếng Phạn.

Người Shunga là những người bảo trợ quan trọng cho nền văn hóa vào thời điểm mà một số bước phát triển quan trọng nhất trong tư tưởng Ấn Độ giáo đang diễn ra. Mahabhashya của Patanjali được sáng tác trong thời kỳ này. Nghệ thuật cũng phát triển cùng với sự nổi lên của phong cách nghệ thuật Mathura.

Hoàng đế Shunga cuối cùng là Devabhuti (83–73 TCN). Ông đã bị ám sát bởi tể tướng Vasudeva Kanva và được cho là rất thích bầu bạn với phụ nữ. Triều đại Shunga được thay thế bởi Triều đại Kanva kế vị Shunga vào khoảng năm 73 trước Công nguyên.

Ghi chú

Tham khảo

Trích dẫn

  1. ^ Schwartzberg, Joseph E. (1978). A Historical atlas of South Asia. Chicago: University of Chicago Press. tr. 145, map XIV.1 (c). ISBN 0226742210.
  2. ^ Stadtner, Donald (1975). “A Śuṅga Capital from Vidiśā”. Artibus Asiae. 37 (1/2): 101–104. doi:10.2307/3250214. JSTOR 3250214.
  3. ^ K.A. Nilkantha Shastri (1970), A Comprehensive History of India: Volume 2, p.108: "Soon after Agnimitra there was no 'Sunga empire'."
  4. ^ Bhandare, Shailendra. "Numismatics and History: The Maurya-Gupta Interlude in the Gangetic Plain". in Between the Empires: Society in India, 300 to 400, ed. Patrick Olivelle (2006), p.96

Nguồn

  • Thapar, Romila (2013), The Past Before Us, Harvard University Press, ISBN 978-0-674-72651-2
  • "The Legend of King Ashoka, A study and translation of the Ashokavadana", John Strong, Princeton Library of Asian translations, 1983, ISBN 0-691-01459-0
  • "Dictionary of Buddhism" by Damien KEOWN (Oxford University Press, 2003) ISBN 0-19-860560-9
  • Aśoka and the Decline of the Mauryas, Romila Thapar, 1961 (revision 1998); Oxford University Press, ISBN 0-19-564445-X
  • "The Yuga Purana", John E. Mitchiner, Kolkata, The Asiatic Society, 2002, ISBN 81-7236-124-6

Liên kết ngoài

Empire of Shunga

  • Medallions from Barhut
  • Shunga art in North of India (Bharhut and Bodgaya)