Đường sắt Bắc Hồng – Văn Điển

Đường sắt Bắc Hồng – Văn Điển
Ga Văn Điển điểm đầu của tuyến
Thông tin chung
KiểuĐường sắt tải trọng lớn
Vị tríViệt Nam
Ga đầuGa Bắc Hồng
Ga cuốiGa Văn Điển
Hoạt động
Sở hữuCông ty Cổ phần đường sắt Hà Thái - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến39 km (24 mi)
Khổ đường sắt1000 mm

Đường sắt Bắc Hồng – Văn Điển là một tuyến đường sắt thuộc ngành đường sắt Việt Nam được xây dựng từ năm 1982 nằm vừa trong và vừa ngoài phạm vi nội thành Hà Nội. Tuyến này có điểm đầu tách ra từ đường sắt Bắc Nam, cách ga Văn Điển 300m về phía nam tạo thành một nhánh rẽ lên phía Hà Đông, và điểm cuối nhập vào tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai tại ga Bắc Hồng, được khai thác để vận chuyển hàng hóa từ Yên Viên và các tỉnh vùng núi phía tây về Giáp Bát và ngược lại, tránh không phải đi qua trung tâm thành phố. Nó chạy qua các huyện, quận của Hà Nội như: Thanh Trì, Hà Đông, Hoài Đức, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh và cắt qua các tuyến đường, tuyến phố: Quỳnh Đô, Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì), Lê Xuân Điệp, Ba La (Quốc lộ 21B), Quang Trung (Quốc lộ 6), sau đó giao cắt vượt mức với đường Tố Hữu kéo dài , rồi chạy qua ĐT72 , Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), ĐT72, Lê Trọng Tấn (huyện Hoài Đức), Do Nha, Miêu Nha (ĐT70A), Phương Canh (quận Nam Từ Liêm), Cầu Diễn (Quốc lộ 32), K1 Cầu Diễn, K3 Cầu Diễn (Phan Bá Vành), Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm) , sau đó chạy song song với đường Phạm Văn Đồng, qua cầu Thăng Long, cắt Quốc lộ 23, Nam Hồng (huyện Đông Anh).

Toàn tuyến có chiều dài 39.2 km, có 5 ga gồm:

  • Ga Hà Đông : Km 28+772
  • Ga Phú Diễn : Km 15+050

Tất cả các ga trên đều được quản lý bởi Chi nhánh khai thác đường sắt Hà Nội.

Tham khảo

Xem thêm

  • x
  • t
  • s
Quản lý
Công ty liên quan
  • Haraco
  • SRT
  • Ratraco
  • Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải
  • Công ty cổ phần Đường sắt Hà Ninh
  • Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa
  • Công ty cổ phần Đường sắt Nghệ Tĩnh
  • Công ty cổ phần Đường sắt Bắc Trị Thiên
  • Công ty cổ phần Đường sắt Quảng Nam – Đà Nẵng
  • Công ty cổ phần Đường sắt Quảng Bình
  • Công ty cổ phần Đường sắt Phú Khánh
  • Công ty cổ phần Đường sắt Nghĩa Bình
  • Công ty cổ phần Đường sắt Thuận Hải
Đầu máy, toa xe
Công ty sản xuất đầu kéo và toa xe
  • Công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An
  • Công ty cổ phần Xe lửa Hải Phòng
  • Công ty cổ phần Xe lửa Gia Lâm
Bảo dưỡng
Xí nghiệp đầu máy
  • Hà Nội
  • Sài Gòn
  • Vinh
Trạm đầu máy
  • Bình Thuận
  • Diêu Trì
  • Đồng Hới
  • Giáp Bát
  • Hải Phòng
  • Huế
  • Lào Cai
  • Nha Trang
  • Sóng Thần
Xí nghiệp toa xe
  • Hà Nội
  • Sài Gòn
  • Đà Nẵng
Các tuyến đường sắt
Chính
Nhánh
Khác
Đã ngừng hoạt động
Dự kiến (đến 2030)
Dự kiến (đến 2050)
  • Ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng – Hạ Long)
  • Hạ Long – Móng Cái
  • Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái
  • Mỹ Thủy – Đông Hà – Lao Bảo (kết nối với Lào)
  • Hồ Chí Minh – Tây Ninh
  • Đà Nẵng – Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước (Chơn Thành)
  • Hà Nội – Điện Biên


Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến giao thông Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s