Đông Ngụy

Đông Ngụy

東魏
534–550
  Lương
  Đông Ngụy
  Tây Ngụy.
  Thổ Dục Hồn.
  Nhu Nhiên.
Kinh thành 
• 534
Lạc Dương
• 
Nghiệp Thành
Bồi đôTấn Dương
Quân chủĐông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế(534-550)
Sự kiện
• 534
Thành lập
• 536-537
Trận Tiểu Quan
• 537
Trận Sa Uyển
• 538
Trận Hà Kiều
• 543
Trận Mang Sơn
• 546
Trận Ngọc Bích
• 550
Triều đại diệt vong
Diện tích1.000.000 km²()
Tiền thân
Kế tục
Bắc Ngụy
Bắc Tề
Một phần của loạt bài về
Lịch sử Trung Quốc
Lịch sử Trung Quốc viết bằng triện thư và hành thư
  • Thời đồ đá cũ

Văn minh Hoàng Hà, Duơng TửLiêu Hà
  • Hạ (k. 2070 – k. 1600 TCN)


  • Chu (k. 1046 – k. 256 TCN)
Tây Chu (1046–771 TCN)
Đông Chu (771–256 TCN)
Xuân Thu (k. 770 – k. 476 TCN)
Chiến Quốc (475–221 TCN)

  • Hán (206 TCN – 220)
Tây Hán (206 TCN – 9)
Tân (9–23)
Đông Hán (25–220)

Ngụy, Thục, Ngô

   
Tây Tấn (266–316)
Đông Tấn (317–420)


  • Ngũ Hồ
    thập lục quốc
    (304–439)

  • Nam–Bắc triều (420–589)



   

Bắc Tống (960–1127)
Nam Tống (1127–1279)
Tây Liêu (1124–1218)



  • Trung Hoa Dân Quốc (đại lục, 1912–1949)

   
  • Cộng hòa
    Nhân dân
    Trung Hoa
    (1949–nay)
  • Trung Hoa
    Dân Quốc

    (Đài Loan,
    1949–nay)
Liên quan
  • Lịch sử học Trung Quốc
  • Dòng thời gian lịch sử Trung Quốc
  • Triều đại Trung Quốc
  • Lịch sử ngôn ngữ
  • Lịch sử nghệ thuật
  • Lịch sử kinh tế
  • Lịch sử giáo dục
  • Lịch sử khoa học và công nghệ
  • Lịch sử pháp lý
  • Lịch sử truyền thông
  • Lịch sử quân sự
  • Lịch sử hải quân
  • Phụ nữ Trung Quốc thời cổ đại và đế quốc
  • x
  • t
  • s
Các triều đại Nam-Bắc triều
(420-589)
Nam triều: Bắc triều:

Lưu Tống
Nam Tề
Lương
Trần

Bắc Ngụy
Đông Ngụy
Tây Ngụy
Bắc Tề
Bắc Chu


Đông Ngụy (tiếng Trung: 東魏) là triều đại xuất hiện sau khi có sự tan rã của Nhà nước Bắc Ngụy và cai trị vùng lãnh thổ Bắc Trung Quốc từ năm 534 tới năm 550.

Năm 534, Cao Hoan (高歡), viên tướng chuyên quyền ở nửa đông của khu vực từng là lãnh thổ Bắc Ngụy sau sự tan rã của triều đại Bắc Ngụy đã dựng Nguyên Thiện Kiến, một hậu duệ Bắc Ngụy làm Hoàng đế của Đông Ngụy. Nguyên Thiện Kiến chỉ là ông vua bù nhìn do quyền lực thật sự nằm trong tay Cao Hoan. Một vài chiến dịch quân sự đã nổ ra để chống lại Nhà nước Tây Ngụy với mục đích tái thống nhất vùng lãnh thổ đã từng có thời thuộc Bắc Ngụy, nhưng đã không thành công, và năm 547, Cao Hoan chết. Các con trai ông là Cao Trừng (高澄) và Cao Dương (高洋) có đủ khả năng để theo đuổi các chính sách của ông trong việc kiểm soát Hoàng đế, và vào năm 550, Cao Dương đã phế truất Nguyên Thiện Kiến để lập ra triều đại của chính mình, sử gọi là nhà Bắc Tề.

Xây dựng kinh đô Nghiệp Thành

Năm 543, nhà Đông Ngụy cho đắp thêm Trường thành tại Sơn Tây dài 150 dặm. Nhà Đông Ngụy cho xây dựng mở mang Nghiệp Thành (trước đó được xây dựng quy mô bởi Tào Tháo thời Tam Quốc). Phần Nam Nghiệp Thành có diện tích 12 km2, từ đông sang tây 6 dặm, từ bắc xuống nam 8 dặm. Nhiều cung điện nguy nga như điện Thái Cơ, cung Triều Dương, vườn Hiến Đô được xây cất. Cao Hoan không chỉ cho xây dựng các cung điện mà còn cho chế tạo các con rối có thể chơi nhạc cụ. Về sau Cao Dương (Văn Tuyên Đế nhà Bắc Tề) huy động 30 vạn thợ thuyền xây 3 cung điện cao tới 27 thước.

Tuy nhiên sự huy hoàng của kinh đô này kéo dài không lâu, nó bị thiêu hủy năm 580 bởi những người chống đối lại sự tiếm quyền của Dương Kiên. Toàn bộ thành phố bị thiêu cháy và Nghiệp Thành biến mất không phục hồi được nữa.

Lãnh thổ

Đông Ngụy chiếm hữu đất đai tương đối rộng, bắc đến sa mạc, nam đến Giang Hoài, đông đến biển, tây đến Hoàng Hà và suốt vùng Lạc Dương, lân cận Tây Ngụy. Nhà Đông Ngụy có lãnh thổ lớn hơn và lực lượng quân đội đông hơn Tây Ngụy, với lợi thế đó, Cao Hoan cho tiến hành các cuộc tấn công vào Tây Ngụy song Tây Ngụy vẫn trụ vững.

Chính quyền họ Cao

Sau khi Hiếu Vũ Đế chạy sang Trường An thì tại Lạc Dương, Cao Hoan lập người con Thanh Hà Văn Tuyên Vương là Thanh Hà Vương Nguyên Thiện Kiến (524 – 552) làm vua, hiệu là Ngụy Hiếu Tĩnh Đế (534 – 552), vị vua duy nhất của triều Đông Ngụy, và dời đô sang Nghiệp Thành (Hàm Đan, Hà Bắc) vào năm 537 nhằm tránh xa biên giới Tây Ngụy.

Năm 537, quân Đông Ngụy chia làm 3 mũi tấn công Tây Ngụy nhưng thất bại, Tây Ngụy chiếm được vùng tây Hà Nam và đông nam Sơn Tây. Đông Ngụy cũng nhiều lần tấn công Tây Ngụy nhưng không thành công.

Năm 536, Cao Hoan đã đưa con mình Cao Trừng mới 14 tuổi lên làm Tể tướng, tham gia gánh vác việc triều chính.

Cao Hoan áp dụng một số biện pháp để khôi phục lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá. Thời kỳ đầu Đông Ngụy, đất đai bị kiêm tính hết sức nghiêm trọng. Cao Hoan ra lệnh chia lại ruộng đất cho một số lưu dân có đất canh tác, ra sức khai hoang, phát triển nông nghiệp, xây các kho lương thực để dự phòng chiến tranh và thiên tai tại các vùng. Nền kinh tế dần được khôi phục. Cao Hoan triệt tiêu cơ cấu của 30 châu, 153 quận, 589 huyện, cơ cấu tinh giản bộ máy.

Năm 541, nhà Đông Ngụy ban hành luật lệ, do được chỉnh lý tại điện Lân Chỉ nên gọi là Lân Chỉ cách.

Năm 547, Cao Hoan chết, các con Cao Hoan là Bột Hải Vương Cao Trừng (người đã tham gia triều chính từ năm 536) và Thái Nguyên Công Cao Dương (535 – 560) lên nắm quyền, củng cố lực lượng, đánh bại các bộ lạc du mục Moxi, Khiết Đan và Nhu Nhiên và kiểm soát vùng sông Hoài. Không giống như cha mình, Cao Dương đã cho áp dụng chế độ quân điền để củng cố nền kinh tế. Mùa xuân năm 549, Cao Trừng buộc Hiếu Tĩnh Đế phong cho mình tước Tề Vương và chức Tướng quốc. Mùa thu năm đó, Cao Trừng chuẩn bị phế truất ngôi vua thì bị đầu bếp Lan Kinh ám sát. Thái Nguyên Công Cao Dương từ Nghiệp Thành đã đem quân về ổn định tình hình, đem quân vào cung, đưa Hiếu Tĩnh Đế về Tấn Dương. Cao Dương ra lệnh giết 721 tôn thất Bắc Ngụy.

Mùa xuân năm 550, Cao Dương buộc Hiếu Tĩnh Đế phong mình làm Tề Vương, gia phong Cửu tích. Mùa hè năm 550, Cao Dương đưa Hiếu Tĩnh Đế trở lại Nghiệp Thành và sau đó đã phế truất Hiếu Tĩnh Đế để lên làm vua, hiệu là Văn Tuyên Đế, lập nên Bắc Tề vào năm 550. Hiếu Tĩnh Đế bị giáng làm Trung Sơn Vương, hai năm sau thì bị Văn Tuyên Đế cho người đánh thuốc độc giết chết và cho mai táng theo nghi lễ hoàng gia. Ít lâu sau, Văn Tuyên Đế lại cho quật mộ Hiếu Tĩnh Đế và thả quan tài xuống sông Chương. Nhà Đông Ngụy diệt vong.

Nghệ thuật, Phật giáo

Nghệ thuật Phật giáo của Đông Ngụy là sự kết hợp các ảnh hưởng của Phật giáo-Hy Lạp từ GandharaTrung Á (các kiểu thể hiện các nhân vật đang bay với vành hoa trên đầu, kiểu khắc xếp nếp của người Hy Lạp) với các ảnh hưởng nghệ thuật Trung Hoa.

Hoàng đế

Thế phả


Thống trị Thác Bạt bộ sau khi phân ba
Tây Ngụy trụ quốc đại tướng quân
Tây Ngụy đại tướng quân
nhận nuôi
Hiến Đế
Thác Bạt Lân
Thánh Vũ Đế
Thác Bạt Cật Phần
Thốc Phát Thất Cô
Hà Tây Tiên Ti
Thần Nguyên Đế
Thác Bạt Lực Vi
174-277
Văn Đế
Thác Bạt Sa Mạc Hãn
?-277
Ngụy Chương Đế
Thác Bạt Tất Lộc
?-286
Ngụy Bình Đế
Thác Bạt Xước
?-293
Chiêu Đế
Thác Bạt Lộc Quan
?-307
Hoàn Đế
Thác Bạt Y Đà
?-305
Mục Đế
Thác Bạt Y Lô
?-310-316
Tư Đế
Thác Bạt Phất
?-294
Thác Bạt Phổ Căn
?-316
Huệ Đế
Thác Bạt Hạ Nhục
?-321-325
Dương Đế
Thác Bạt Hột Na
?-325-329
335-337-?
Thác Bạt Lục TuThác Bạt Bỉ DiênBình Văn Đế
Thác Bạt Úc Luật
?-310-321
Liệt Đế
Thác Bạt Ế Hòe
?-329-335
337-338
Ngụy Chiêu Thành Đế
Thác Bạt Thập Dực Kiền
318-338-376
Cao Lương vương
Thác Bạt Cô
Hiến Minh Đế
Thác Bạt Thật
?-371
Đạo Vũ Đế
Thác Bạt Khuê
371-386
386-398
398-409
Minh Nguyên Đế
Thác Bạt Tự
392-409-423
Dương Bình vương
Thác Bạt Hi
399-421
Thái Vũ Đế
Thác Bạt Đảo
408-423-452
Hoài Nam Tĩnh vương
Thác Bạt Tha
Cảnh Mục Đế
Thác Bạt Hoảng
428-451
Nam An Ẩn vương
Thác Bạt Dư
?-452
Nguyên Chung Quỳ
Văn Thành Đế
Thác Bạt Tuấn
440-452-465
Dương Bình U vương
Thác Bạt Tân Thành
?-470
Nhữ Âm Linh vương
Thác Bạt Thiên Tứ
Nam An Huệ vương
Thác Bạt Trinh
?-496
Chương Vũ Kính vương
Thác Bạt Thái Lạc
?-468
Nguyên Pháp Tăng
453-525-546
Hiến Văn Đế
Thác Bạt Hoằng
454-465-476
Cự Bình huyện công
Nguyên Khâm
Nguyên Tu NghĩaChương Vũ vương
Nguyên Bân
?-499
Phù Phong vương
Nguyên Di
Hiếu Văn Đế
Nguyên Hoành
467-471-499
Tiên Đế
Nguyên Vũ
471-501
Cao Dương Văn Mục vương
Nguyên Ung
Văn Mục Đế
Nguyên Hiệp
473-508
Bắc Hải Bình vương
Nguyên Tường
?-504
Nghĩa Dương vương
Nguyên Tử Hiếu
An Xương Bình vương
Nguyên Quân
Chương Vũ Trang Vũ vương
Nguyên Dung
?-526
Đông Hải vương
Nguyên Diệp
?-530-531-532
Tuyên Vũ Đế
Nguyên Khác
483-499-515
Vũ Mục Đế
Nguyên Hoài
488-517
Văn Cảnh Đế
Nguyên Du
488-508
Thanh Hà Văn Hiến vương
Nguyên Dịch
487-520
Nhữ Nam Văn Tuyên vương
Nguyên Duyệt
494-530-532
Quảng Lăng Dung vương
Nguyên Hân
Tiết Mẫn Đế
Nguyên Cung
498-531-532
Hoài An Tư công
Nguyên Dục
Hiếu Tuyên Đế
Nguyên Thiệu
?-528
Hiếu Trang Đế
Nguyên Tử Du
507-528-530
Bắc Hải vương
Nguyên Hạo
?-529
An Xương quận công
Nguyên Tắc
Hậu Phế Đế
Nguyên Lãng
513-531-532
Hiếu Minh Đế
Nguyên Hủ
510-515-528
Quảng Bình Văn Ý vương
Nguyên Đễ
Hiếu Vũ Đế
Nguyên Tu
510-532-534
Lâm Thao vương
Nguyên Bảo Huy
Tây Ngụy Văn Đế
Nguyên Bảo Cự
507-535-551
Thanh Hà Văn Tuyên vương
Nguyên Đản
?-537
Nguyên thị
528-?
Quảng Bình vương
Nguyên Tán
Ấu Chủ
Nguyên Chiêu
526-528
Tây Ngụy Phế Đế
Nguyên Khâm
525-551-554
Tây Ngụy Cung Đế
Nguyên Khuếch
537-554-557
Lương vương
Nguyên Kiệm
Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế
Nguyên Thiện Kiến
524-534-550-551


Thụy hiệu (諡號) Họ, tên Trị vì Niên hiệu (年號), thời gian dùng
Nhà Đông Ngụy 534-550
Hiếu Tĩnh Đế (孝靜帝) Nguyên Thiện Kiến (元善見) 534-550 Thiên Bình (天平) 534-537
Nguyên Tượng (元象) 538-539
Hưng Hòa (興和) 539-542
Vũ Định (武定) 543-550

Đọc thêm

Tiền nhiệm:
Bắc Ngụy
Triều đại Trung Quốc (Bắc triều)
(534-550)
Kế nhiệm:
Bắc Tề

Tham khảo